Nét đẹp dân tộc trong tục gói bánh chưng Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt.

Theo truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày", tục gói bánh chưng bắt nguồn từ đời Vua Hùng Vương thứ 6. Nhân dịp giỗ Tổ, Vua Hùng đã triệu tập các con đến và truyền rằng: Người con nào tìm được lễ vật hợp ý sẽ được vua cha nhường ngôi.

Hầu hết các hoàng tử lên rừng, xuống biển tìm sản vật quý hiếm. Riêng hoàng tử Lang Liêu là người con nghèo khó nhất, không có khả năng kiếm những đồ lễ quý hiếm, chàng đã dùng những nông sản hết sức thân thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh: bánh chưng và bánh dày - tượng trưng cho Trời và Đất - làm lễ vật dâng Vua cha.

Chiếc bánh chưng của hoàng tử Lang Liêu là tượng trưng cho Đất với sự đầy đủ ấm no, bởi bên trong đủ động vật và thực vật là nếp, đậu xanh và thịt lợn. Chiếc bánh chưng vuông vức thơm ngon được dâng lên Vua Hùng vào ngày đầu xuân rất ý nghĩa đã làm nhà Vua hài lòng và cảm động. Nhà Vua quyết định truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu.

Kể từ đó tục gói bánh chưng, bánh dày được lưu truyền trong nhân gian và là những lễ vật không thể thiếu khi dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của hậu thế.

Ngày nay, nhịp sống hiện đại tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn thì truyền thống văn hóa về bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho mai sau, để cùng gìn giữ, lưu dấu một phong tục đẹp trong văn hoá dân tộc Việt.

 Quan niệm người Việt Nam chiếc bánh chưng thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà có một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.
 Những nguyên liệu của nền văn minh lúa nước để làm bánh như: Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang và có khi thêm những nguyên liệu phụ là quả gấc.
 Những chiếc lá dong được tước bỏ sống lá, sau đó người làm phải rửa nước thật sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, trước khi đem đi gói bánh, một công đoạn làm bánh chưng Tết.
 .
 Những nguyên vật liệu được chuẩn bị chu đáo để người gói thực hiện những công đoạn gói bánh chưng.
 .
 Trong mỗi gói đỗ ,những miếng thịt lợn ngon được người làm khéo léo bọc kín trong lớp đỗ và gạo nếp.
 .
Người gói khéo léo tạo lên chiếc bánh đẹp vuông vức, để khi luộc đảm bảo không bị méo, tạo thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng Tết. Bánh chưng sau khi gói sẽ đưa vào nồi để luộc từ 10 đến 12 tiếng.
 Nét riêng có ở bánh chưng của người Việt đó là không lẫn, hay mô phỏng theo bất kỳ loại bánh nào của quốc gia khác.

Bánh chưng cũng thể hiện đặc điểm từng vùng miền đất nước của người Việt, ví như người dân ở miền Nam ưa chuộng bánh chưng dài, người dân miền Bắc ưa thích bánh chưng vuông, người dân miền Trung thích loại bánh tét.

   Sản vật hòa quyện văn hóa Tết Việt.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Trụ sở cửa hàng: Số 14A, ngõ 25, Cự Lộc, Nhân Chính, Thanh Xuân

Khu vực sản xuất: Tràng Cát, Kim An, Thanh Oai, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 0978.426.989 - 034.877.2078

Email: nghiemdu@gmail.com