Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết
Cứ mỗi dịp cận Tết, những gánh hàng bán đầy ắp lá dong lại xuất hiện trên những nẻo đường, con phố. Từng gánh hàng rong gắn liền với hình ảnh Tết cổ truyền. Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu đời, gói bánh chưng với lá dong, khi luộc bánh sẽ có mùi thơm đặc trưng, vô cùng dễ chịu và cũng rất đặc biệt, gợi đến một cái Tết an yên, đoàn viên.
Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.
Lá dong thuộc loại cây thảo cao khoảng 1m, thân rễ hình củ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, dài 30 - 50cm, rộng 10 - 20cm, gốc nhọn, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn hay có lông ở gốc.
Loại lá này được phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ...
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu.
Loại cây này sản xuất ra củ dong vốn là loại củ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Củ dong chứa rất nhiều tinh bột, có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Rễ của cây dong dùng chữa sưng gan; lỵ; tiểu tiện đỏ đau...
Là thứ gợi nhớ đến món ăn không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về nhưng ít ai biết rằng toàn bộ cây dong có thể làm thuốc chữa bệnh. Loại lá này có thể làm thuốc trị say rượu, giải rượu, chữa ngộ độc rất tốt. Đây đều là những tình trạng thường gặp trong dịp Tết Nguyên Đán. Mọi người thường ham vui quá chén cũng như nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm lên cao.
Vào dịp cận Tết, lá dong dùng để gói bánh chưng có thể được tận dụng ngay.
Đặc biệt, trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi nhận, lá dong ta có công dụng chữa say rượu nhanh chóng, giúp mát gan, giải độc, hạ men gan, điều trị rắn cắn. Điều đó càng khẳng định hơn nữa vai trò của lá dong trong việc giải rượu, là thực phẩm thuốc cực tốt cho gan trong những bữa ăn quá tải ngày Tết.
Dùng lá dong có thể chữa bệnh theo những cách nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh theo những cách sau:
- Chữa say rượu: Lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được. Hoặc, bạn cũng có thể dùng 80g lá dong khô đun nước uống. Đây là cách giải rượu từ dân gian nhưng cũng được ghi chép lại trong cuốn sách của GS Đỗ Tất Lợi.
- Chữa ngộ độc thực phẩm: Đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.
- Chữa vết thương: Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.
Sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh.
- Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
- Chữa hen suyễn: Phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần.
Điều đáng nói, không chỉ dùng lá dong tươi mới có thể chế biến thành thuốc chữa bệnh. Nếu dịp này gói bánh chưng còn thừa lá, bạn có thể dùng lá dong tươi làm thuốc ngay. Hoặc, bạn cũng có thể phơi khô lá dong, cất vào túi bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần điều trị những chứng bệnh dễ gặp trong dịp Tết.